Blog Tài chính

Một số thuật ngữ viết tắt trong hàng hải dành cho người mới vào nghề

Rate this post

Có rất nhiều thuật ngữ viết tắt trong hàng hải mà ai muốn làm việc trong ngành này đều phải học. Nó như một loại ngôn ngữ riêng để giao tiếp giữa những người cùng ngành. Vì vậy nếu không hiểu những thuật ngữ này thì rất khó để có thể bắt kịp công việc. Bài viết này sẽ liệt kê ra những thuật ngữ hàng hải được sử dụng nhiều nhất giúp các bạn mới vào nghề tránh bỡ ngỡ.

Thuật ngữ trong ngành hàng hải nhóm A

  • Abatement: sự giảm giá đối với hàng hóa, cước phí…
  • Accept except: đây là một thuật ngữ hàng hải rất hay sử dụng, khi người thuê tàu hoặc đại lý thuê tàu chỉ đồng ý chấp thuận một vài điều khoản hoặc chi tiết cụ thể nào đó thôi còn lại không đồng ý chấp thuận những phần khác bị loại trừ sẽ gạt bỏ hoặc thay đổi theo yêu cầu của người thuê tàu.
  • Abandonment:  

Với trường hợp khước từ:thuật ngữ này là việc từ chốt một hành động nào đó, ví dụ như: từ chối việc thưa kiện, truy cứu, chuyến hành trình, việc giao nhận hàng hóa vì một số nguyên nhân, lý dó

Với trường hợp từ bỏ: là việc từ bỏ một tài sản được bảo hiểm trong trường hợp tài sản bị tổn thất coi như toàn bộ ước tínhthuật ngữ viết tắt trong hàng hải

  • Additional charges (phụ phí): đây là số tiền mà người thuê tàu phải trả thêm vào số tiền gốc theo một quy định cụ thể giữa 2 bên. Ví dụ: khi chở container bằng tàu chợ thì người thuê tàu có thể phải trả thêm các khoản phụ phí như: chênh lệch giá nhiên liệu tăng, đồng tiền trả cước bị mất giá…
  • Additional Premium (phụ phí bảo hiểm): gần giống như Additional charges thì đây là khoản tiền mà người bảo hiểm sẽ phải thanh toán thêm khi hàng hóa của họ được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm gốc B hoặc C rồi mà vẫn muốn bảo hiểm thêm một số trường hợp rủi ro khác như: trộm cắp, ẩm ướt, rơi vỡ…Trong một số trường hợp thì người bảo hiểm còn phải trả thêm phụ phí bảo hiểm khi chở hàng bằng “tàu già” loại tàu cũ đã có nhiều năm tuổi.

Thuật ngữ viết tắt trong hàng hải nhóm B

thuật ngữ viết tắt trong hàng hải

  • Bagging plant (Thiết bị đóng gói, đóng bảo): đây là thuật ngữ để chỉ loại thiết bị đóng bao hàng hóa, thiết bị này sẽ được đặt tại các cảng tháo dỡ hàng để đóng bao hàng rời được vận chuyển đến.
  • Back freight or home freight (cước chuyến về): để nói số tiền cước mà người thuê tàu phải thanh toán cho chủ tàu khi phải chở hàng về cảng gửi hàng ban đầu hoặc một cảng gần nhất thuận tiện cho người thuê tàu với một lý nguy hiểm hoặc một trở ngại nào đó mà tàu chở hàng không thể di chuyển tới cảng đích.
  • Ballast bonus (Phụ phí tàu chạy dằn): đây là khoản tiền mà người thuê tàu phải trả cho chủ tàu khi thuê tàu ở xa, phải di chuyển một quãng đường dài để tới cảng gửi hàng. Thường thì chủ tàu sẽ sử dụng thuật ngữ này để đề nghị người thuê tàu phải trả khoản phí này.
  • Baltime được hiểu là mã hiệu của mẫu chuẩn hợp đồng thuê tàu định hạn “Baltime”. Mẫu hợp đồng được soạn thảo bởi tổ chức “Công hội hàng hải quốc tế và vùng Ban – tích” (BIMCO) và được Vương quốc Anh chấp nhận.
  • Baltimore Form C: là viết ngắn gọn của mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến chở hàng hạt từ Hoa Kỳ (tên tiếng Anh đầy đủ là Approved Baltimore Berth Grain Charter Party)

Thuật ngữ hàng hải nhóm D, E

thuật ngữ viết tắt trong hàng hải

  • Dead Freight (cước khống): đây là số tiền mà người thuê tàu phải thanh toán cho chủ tàu vì khi đã giao kèo chở hàng hóa theo hợp đồng nhưng vì một lý do nào đó mà lại không gửi hàng đi được, làm cho chuyến tàu đó không chở đủ trọng tải của tàu khiến chủ tàu chịu thiệt hại.
  • Damages for detention (DOD) là thuật ngữ viết tắt trong hàng hải đề cập đến tiền phạt lưu giữ tàu: Trong một số hợp đồng không chỉ quy định thời gian phạt bốc/dỡ chậm, mà còn còn quy định thêm về tiền phạt lưu giữ tàu:”Nếu người thuê lưu giữ tàu quá thời gian bốc/dỡ chậm thì họ phải chịu phạt về hành vi này tại cảng bốc dỡ với số tiền cao hơn số tiền phạt bốc dỡ chậm”. Ví dụ: “Thời gian áp dụng tiền phạt bốc dỡ chậm là 5 ngày với mức phí 2500USD/tàu/ngày thì sau thời gian 10 ngày sẽ áp dụng thêm tiền phạt lưu tàu với mức phí 3500 USD/tàu/ngày”.
  • Escalation clause (điều khoản tăng giá hay giá cả leo thang): nội dung của nó là để bảo vệ lợi ích của chủ tàu hay chủ hàng tránh khỏi những thiệt hại của giá cả tăng lên. Điều khoản này quy định đương sự sẽ được thu thêm những phụ phí để bù đắp những thiệt hại xảy ra hoặc cho phép đương sự từ chối thanh toán những khoản tiền đột xuất nếu không thuộc vào trách nhiệm của mình.

Trên đây là 3 nhóm thuật ngữ viết tắt trong hàng hải thường sử dụng. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn khởi đầu công việc thuận lợi và gặt hái được nhiều thành công với nghề nghiệp mình đã chọn.. 

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button